Orbiter Finance: Một Cửa Ngõ, Mọi Blockchain
Tầm nhìn được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc
Bài viết do đội ngũ Tiger Research thực hiện, phân tích hành trình Orbiter Finance phát triển từ một bridge đa chuỗi an toàn thành nhà cung cấp hạ tầng omnichain với giải pháp Layer 2 Vizing.
TL;DR
Bridge (cầu nối) cho phép dịch chuyển tài sản đa chuỗi nhưng lại rất dễ bị đe dọa bởi các vấn đề liên quan tới bảo mật. Orbiter Finance đã hoạt động một cách an toàn kể từ năm 2021 và giành được lòng tin từ người dùng.
Với sự xuất hiện của các chuỗi mới và DeFi bùng nổ, thị trường bridge đang phát triển nhanh chóng với các giao dịch chuyển giao tài sản hàng năm dự kiến sẽ đạt 510.7 tỉ USD vào năm 2027. Khả năng tích hợp nhanh chóng, tính ổn định về mặt kỹ thuật và chi phí thấp là chìa khóa để các bridge chiếm lĩnh thị phần.
Orbiter Finance đang tiếp tục mở rộng, vượt xa ra ngoài tính năng cốt lõi với 'Vizing' (Layer 2) nhằm mục tiêu cách mạng hóa việc chuyển giao tài sản và dữ liệu đa chuỗi thông qua cơ sở hạ tầng omnichain.
1. Một “OG” bridge trong thị trường mà bạn cần biết
Thị trường crypto đã chứng kiến nhiều dự án tăng trưởng rồi giảm sút, các blockchain bridge cũng không ngoại lệ. Là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái, bridge tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao tài sản giữa các blockchain khác nhau, đóng vai trò là một công cụ kết nối đơn giản.
Bridge là một giao thức chuyên biệt kết nối hai blockchain riêng biệt về mặt kinh tế, kỹ thuật và cả về mặt khái niệm. Tương tự như cầu nối vật lý ngoài đời thực, bridge vượt ra ngoài khả năng kết nối đơn giản bằng cách cho phép chuyển giao tài sản nhanh chóng và hiệu quả giữa các mạng blockchain. Khi nhiều giải pháp Layer 2 (L2) tiếp tục xuất hiện, bridge đã trở thành công cụ cần thiết để tích hợp các hệ sinh thái phân mảnh.
Trái ngược với tầm quan trọng đó, các bridge này thường xuyên phải đối mặt với rủi ro bảo mật nghiêm trọng. Một ví dụ đáng chú ý là vụ hack Wormhole Bridge, nơi những kẻ tấn công đã khai thác lỗ hổng trong smart contract Solana của Wormhole, làm giả chữ ký và phát hành trái phép 120,000 $wETH. Sau đó, các token này được swap thành $ETH thực trên mạng Ethereum, gây ra tổn thất nặng nề cho giao thức. Một bridge bị xâm phạm sẽ phá vỡ tính liên kết giữa nhiều mạng lưới, giống như một cây cầu vật lý bị sập ảnh hưởng đến hai thành phố được kết nối.
Các bridge là mục tiêu chính của những kẻ tấn công do quản lý một số tiền lớn và phụ thuộc vào các cơ chế tin cậy được mã hóa trong các smart contract. Việc phối hợp các quy tắc blockchain khác nhau sẽ gây ra các lỗ hổng, trong khi các node xác thực bị hạn chế làm gia tăng nguy cơ đánh cắp tài sản. Ngay cả trong các môi trường phi tập trung được thiết kế để giảm thiểu sự phụ thuộc vào lòng tin, sự giám sát của con người vẫn là một thách thức bảo mật quan trọng.
Bất chấp các rủi ro về bảo mật, bridge vẫn là yếu tố cần thiết với thị trường crypto. Tuy nhiên, việc đánh giá các dự án đã chứng minh được tính ổn định bền vững là rất quan trọng để duy trì hoạt động ổn định trong thị trường này. Ví dụ, Orbiter Finance đã vận hành dịch vụ bridge kể từ năm 2021 - một khoảng thời gian đáng kể cùng lúc ngành công nghiệp Web3 đang phát triển nhanh chóng. Nền tảng này đã duy trì được sự tăng trưởng ổn định và lòng tin của người dùng, tạo nên sự khác biệt thông qua khả năng hoạt động.
Orbiter Finance đã nhận được sự hỗ trợ ban đầu từ các nhà đầu tư nổi tiếng, bao gồm cả đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin và OKX Ventures. Báo cáo này sẽ phân tích cách Orbiter Finance đã thiết lập được lợi thế cạnh tranh trên thị trường bridge và đánh giá triển vọng tương lai của thị trường này.
2. Điều quan trọng nhất khi nhắc về thị trường đang phát triển của các bridge là gì?
Hệ sinh thái blockchain không ngừng phát triển. Các chain mới liên tục xuất hiện. Trong quá trình này, thị trường bridge cũng được hưởng lợi từ mô hình phát triển liên tục của hệ sinh thái các chain.
Các khoản incentive ban đầu: Khi một chain mới ra mắt, các khoản incentive như airdrop sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Việc mong đợi phần thưởng này thúc đẩy nhà đầu tư chuyển tài sản sang chain mới thông qua các giao thức bridge, điều này kích thích việc sử dụng bridge.
Kích hoạt DeFi: Ngoài việc tham gia airdrop, giao thức DeFi trong các chain cũng sẽ là nơi thu hút được sự chú ý. Dòng tiền ban đầu sẽ sớm tìm thấy utility (tiện ích) như cho lending, staking và cung cấp thanh khoản trên nhiều giao thức DeFi khác nhau, thu hút thêm vốn. Khi sự chuyển dịch tài sản đa chuỗi tăng lên, khối lượng giao dịch qua bridge cũng sẽ gia tăng đáng kể.
Kích hoạt các DApp đa dạng: Khi hệ sinh thái phát triển, các DApp mới như Gaming và NFT marketplaces xuất hiện, thu hút thêm dòng vốn đổ vào. Ở giai đoạn này, việc sử dụng các bridge đã trở thành một thói quen của người dùng khi trải nghiệm và active trên hệ sinh thái.
Tuy nhiên, khi các chain mới xuất hiện, sự chú ý liên tục chuyển sang các hệ sinh thái mới và nhu cầu về bridge lại tăng lên một lần nữa. Nói cách khác, thị trường bridge phát triển khi các chain mới xuất hiện và các hệ sinh thái đã trưởng thành.
Sự dịch chuyển này giống như việc các thương nhân rời bỏ những khu phố mua sắm cũ để đến các khu mới phát triển. Khi các khu cũ dần trở nên đắt đỏ hơn và kém sinh lời, các khu mới lại mang đến lợi thế như giá thuê thấp hơn, cơ hội tiên phong và tiềm năng tăng giá trị dài hạn. Những người gia nhập sớm thường được ưu tiên tiếp cận các cơ hội trong tương lai, chẳng hạn như quyền lợi nhượng quyền. Các động lực này cộng dồn và thúc đẩy một chu kỳ di cư liên tục, phản ánh cách dòng vốn cũng dịch chuyển giữa các hệ sinh thái blockchain.
Theo DeFiLlama, hoạt động dịch chuyển tài sản bằng bridge hàng năm đạt 256.9 tỉ USD vào năm 2024. Con số này cao hơn gấp đôi so với năm 2023. Tuy nhiên, con số này lại không tính đến tất cả các chain, cho thấy khối lượng tài sản đã bridge thực tế cao hơn.
Sự tăng trưởng này đi kèm với những thay đổi đáng chú ý của thị trường. Hệ sinh thái blockchain đang trưởng thành, với các khuôn khổ pháp lý mở rộng nhanh chóng. Ngoài ra, việc giới thiệu các memecoin launchpads đã thúc đẩy sự xuất hiện các dự án mới, mặc dù số lượng các dự án chất lượng cao vẫn còn hạn chế so với mức tăng trưởng chung. Với những điều kiện này, khối lượng tài sản đã bridge hàng năm được dự đoán sẽ đạt 510.7 tỉ USD vào năm 2027.
Trong thị trường bridge đang ngày càng mở rộng này, việc đảm bảo doanh thu từ phí ổn định và vị thế vững chắc trên thị trường phụ thuộc vào ba yếu tố quan trọng. Đầu tiên là khả năng thiết lập kết nối nhanh chóng với các chuỗi mới. Thứ hai là đảm bảo dịch vụ an toàn về mặt kỹ thuật. Cuối cùng là tốc độ giao dịch cạnh tranh và phí thấp. Những yếu tố này rất cần thiết để duy trì và mở rộng thị phần.
Orbiter Finance có vị thế độc đáo như một bridge phi tập trung cho phép dịch chuyển tài sản giữa nhiều mạng lưới khác nhau. Khả năng mở rộng để nhanh chóng kết nối các dự án mới và đang thu hút sự chú ý như Abstract và Story cũng như các dự án lớn như Solana là yếu tố chính trong việc thu hút người dùng, đặc biệt với tốc độ chuyển tiền nhanh từ 10-20 giây cùng chi phí thấp.
Nhờ công nghệ vượt trội và khả năng mở rộng cao, Orbiter đã giúp việc dịch chuyển tài sản giữa các blockchain trở nên đơn giản, mượt mà như những giao dịch online thông thường mà chúng ta thực hiện mỗi ngày. Điều này hoàn thành vai trò “cầu nối giữa Web2 và Web3”, củng cố thêm vị thế của Orbiter Finance trong thị trường blockchain đang phát triển nhanh chóng này.
2.1. Nỗ lực của Orbiter trong việc kết nối các chain mới
Orbiter Finance hỗ trợ hơn 70 blockchain, nhanh chóng mở rộng phạm vi phủ sóng của mình bằng cách tích hợp các chain mới có khả năng mở rộng cao. Điểm đặc biệt nhất nằm ở việc nhanh chóng áp dụng các giải pháp Layer 2 Ethereum mới nhất. Trong số các Layer 2 được thiết kế để giải quyết thách thức về khả năng mở rộng của Ethereum, Orbiter Finance đặc biệt chủ động trong việc tích hợp công nghệ rollups sử dụng bằng chứng không kiến thức (ZK).
Orbiter Finance củng cố vị thế của mình trong hệ sinh thái ZK bằng cách tích hợp các chuỗi ZK như ZKFair, zkLink Nova và Proof of Play Apex. Orbiter cũng đã mở rộng trong chính hệ sinh thái Ethereum bằng cách phát triển Vizing, mạng Layer 2 ZK độc quyền. Dự án cũng hỗ trợ nhiều giải pháp Layer 2, bao gồm Arbitrum và Optimism, tạo điều kiện cho khả năng tương tác liền mạch giữa các Layer 2 dựa trên Ethereum.
Một điểm khác biệt quan trọng khác là việc Orbiter Finance tích hợp từ sớm các giải pháp Bitcoin Layer 2. Trong khi hầu hết các dịch vụ bridge khác vẫn chưa hỗ trợ các chain trên Bitcoin, Orbiter Finance đã đi đầu trong việc tích hợp các mạng như BEVM, Bitlayer và B² Network. Cách tiếp cận này cho thấy định hướng của Orbiter trong việc tích hợp với các hệ sinh thái khác ngoài Ethereum, vươn tới cả hệ sinh thái OG như Bitcoin. Điều này mang lại cho người dùng sự linh hoạt cao hơn khi chuyển đổi tài sản giữa các hệ.
Những chiến lược này giúp Orbiter Finance định vị mình là nhà cung cấp dịch vụ bridge tận dụng tốc độ mở rộng nhanh chóng của hệ sinh thái Layer 2 trên Ethereum, đồng thời vẫn duy trì được tính linh hoạt và khả năng tương tác với nhiều blockchain Layer 1 (L1) khác. Khi việc ứng dụng các giải pháp L2 trên Ethereum ngày càng phổ biến, Orbiter Finance đang ở vị trí thuận lợi để trở thành một mắt xích quan trọng trong kết nối đa chain.
2.2. Dịch vụ đáng tin cậy về mặt kỹ thuật
Kể từ năm 2021, Orbiter Finance đã duy trì dịch vụ bridge ổn định mà không gặp sự cố bảo mật nào. Là một bridge đa chain kết hợp mạng lưới các nhà sản xuất phi tập trung với nhóm các pool thanh khoản dựa trên smart contract, dự án đảm bảo cả tính bảo mật và hiệu quả thông qua công nghệ ZK-SPV (Zero-Knowledge Simplified Payment Verification) và hệ thống O-Pool.
Orbiter Finance vận hành dựa trên một cơ chế đơn giản. Khi người dùng gửi tài sản vào hợp đồng O-Pool trên chain gốc để thực hiện bridge, một node maker sẽ phát hiện giao dịch này và thực hiện chuyển tài sản tương đương từ O-Pool đến chain đích. Trong quá trình đó, maker nhận được phí giao dịch, còn ZK-SPV sẽ dùng bằng chứng mật mã để xác thực tính hợp lệ của giao dịch – giúp đảm bảo việc chuyển tài sản đa chain được thực hiện an toàn, không cần tin tưởng bên trung gian.
Hệ thống hoạt động tương tự như một mạng lưới các ngân hàng đa quốc gia. Khi người dùng gửi tiền vào một ngân hàng ở quốc gia A (tượng trưng cho chain gốc), một đại diện ngân hàng (maker) sẽ thông báo đến chi nhánh tại quốc gia B (tức chain đích) để chuyển số tiền tương ứng cho người nhận. Tất cả giao dịch đều được xác nhận bằng một biên lai không thể làm giả (bằng chứng ZK), đảm bảo tính bảo mật và không cần phải tin tưởng bên trung gian.
Về mặt kỹ thuật, Orbiter Finance tích hợp hai thành phần chính. Đầu tiên, hệ thống O-Pool quản lý tính thanh khoản bằng cách sử dụng các smart contract được triển khai trên nhiều chuỗi. Người dùng gửi tài sản vào O-Pool thông qua chuỗi gốc, sau đó các node maker phát hiện và tạo điều kiện rút tiền trên chuỗi đích. Thứ hai, công nghệ ZK-SPV tận dụng các bằng chứng không kiến thức để xác minh các giao dịch đa chuỗi, cho phép xác thực ngay lập tức mà không cần thời gian chờ kéo dài. Điều này loại bỏ các thách thức về độ trễ liên quan đến các phương pháp xác minh “optimistic” (mất nhiều thời gian hơn để xác minh).
Mô hình này đại diện cho một bước tiến đáng kể trong cơ sở hạ tầng đa chuỗi. Thay vì dựa vào các cơ chế tập trung như phát hành wrapped token hoặc trình xác thực đa chữ ký, Orbiter Finance sử dụng mô hình node maker phi tập trung vốn không dựa vào các quy trình đóng gói phức tạp để đạt hiệu quả và tính ổn định, kết hợp với công nghệ ZK-SPV để tăng cường bảo mật. Cách tiếp cận này tạo ra một nền tảng chuyển tài sản đa chuỗi có khả năng mở rộng cao và giảm thiểu sự phụ thuộc vào lòng tin.
2.3. Tốc độ và mức phí cạnh tranh
Orbiter Finance cung cấp tốc độ giao dịch nhanh chóng với các giao dịch đa chuỗi thường được hoàn tất trong vòng 10 đến 20 giây - một lợi thế nổi bật so với nhiều dịch vụ bridge khác. Ưu điểm về tốc độ này chủ yếu đến từ công nghệ ZK-SPV và cơ chế chuyển tài sản được tinh giản, giúp giảm thiểu số lượng block xác nhận cần thiết để hoàn tất giao dịch.
Bên cạnh tốc độ, Orbiter Finance còn thể hiện hiệu quả về phí vượt trội, đặc biệt là trong các giao dịch giữa các Layer 2. Bằng cách tối ưu hóa số lần gọi smart contract, nền tảng này giảm mức tiêu thụ gas cho việc bridge ETH xuống chỉ khoảng 21.000 gas - thấp hơn đáng kể so với các bridge đối thủ vốn tiêu tốn từ 120,000 đến 450,000 gas mỗi giao dịch. Tuy nhiên, cấu trúc phí của Orbiter không phải lúc nào cũng rẻ hơn đối thủ trên mọi tuyến (route) chuyển tài sản. Trong một số điều kiện thị trường và tuyến bridge cụ thể, phí giao dịch có thể cao hơn các nền tảng khác.
3. Vizing - Tầm nhìn của Orbiter Finance
Orbiter Finance hướng đến mục tiêu phát triển vượt ra ngoài việc cung cấp dịch vụ bridge đơn giản bằng cách mở rộng khả năng tương tác trong môi trường tập trung vào các Layer 2. Các giải pháp chuỗi chéo truyền thống chủ yếu tập trung vào việc chuyển giao tài sản, nhưng khi hệ sinh thái blockchain phát triển, nhu cầu về message và truyền dữ liệu đa chuỗi đang tăng lên.
Sự chuyển dịch này giống như quá trình phát triển hạ tầng đô thị - không chỉ dừng lại ở việc xây đường, mà còn mở rộng sang các mạng lưới liên lạc và hệ thống tiện ích. Ví dụ, một ứng dụng DeFi trên một blockchain có thể cần gọi dữ liệu từ oracle giá trên chain khác, hoặc thực hiện giao dịch dựa trên các sự kiện xảy ra ở một blockchain khác. Tuy nhiên, các hệ thống bridge hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế trong việc xử lý hiệu quả các tương tác dữ liệu đa chuỗi kiểu này.
Để giải quyết vấn đề trên, Orbiter Finance đã phát triển Vizing - một mạng Layer 2 trên Ethereum sử dụng công nghệ ZK được thiết kế nhằm hỗ trợ truyền tải thông tin on-chain và dữ liệu cross-chain. Với việc ứng dụng bằng chứng không kiến thức (zero-knowledge proofs, ZKPs) để xác thực dữ liệu, Vizing giúp việc di chuyển tài sản và dữ liệu giữa các blockchain diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và tin cậy trong quá trình xác minh.
Vizing sở hữu 2 lợi thế cốt lõi. Đầu tiên, Vizing Account Abstraction (VAA) cho phép người dùng quản lý nhiều mạng Layer 2 bằng một tài khoản duy nhất, cải thiện đáng kể sự tiện lợi. Tiếp đến, Vizing Environment Layer (VEL) cung cấp một môi trường thực thi thống nhất trên tất cả các Layer 2, cho phép các nhà phát triển triển khai ứng dụng trên nhiều chuỗi chỉ với một lần triển khai duy nhất.
Vizing hiện đang tập trung vào việc giải quyết các thách thức chính trong khả năng tương tác của Layer 2. Để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái, một chương trình tài trợ đã được triển khai vào năm ngoái, đánh dấu một bước tiến lớn đầu tiên hướng tới việc áp dụng rộng rãi.
Một ví dụ tiêu biểu là Likwid, dịch vụ giao dịch phái sinh phi tập trung dựa trên mô hình AMM và ứng dụng công nghệ của Vizing, cho phép giao dịch phái sinh hoàn toàn phi tập trung mà không cần bên trung gian khác. Được Uniswap vinh danh là DeFi Innovation Champion, Likwid đã xây dựng một môi trường nơi các sản phẩm phái sinh có thể được giao dịch mà không cần oracle hay đối tác giao dịch.
Bằng cách cho phép giao tiếp đa chuỗi và chia sẻ dữ liệu ngoài việc dịch chuyển tài sản đơn giản, Vizing giải quyết tình trạng phân mảnh trong hệ sinh thái Layer 2. Điều này cải thiện hiệu quả và khả năng sử dụng của cơ sở hạ tầng blockchain, đặt nền tảng cho các ứng dụng thực tế rộng hơn của công nghệ blockchain.
4. Orbiter Finance: Hệ sinh thái nhanh hơn, mạnh hơn
Những thách thức của Ethereum không chỉ giới hạn đơn thuần ở sự phân mảnh thanh khoản. Trong khi số lượng các giải pháp Layer 2 tiếp tục tăng, khả năng mở rộng cơ bản và cải thiện hiệu suất của Ethereum vẫn chậm. Khả năng xử lý giao dịch của mạng lưới này vẫn còn hạn chế, thúc đẩy sự phát triển của các mạng phụ trợ. Tuy nhiên, những nỗ lực này không dẫn đến sự gia tăng cơ bản về thông lượng.
Ví dụ: khi người dùng A trên Base chuyển 1 ETH cho người dùng B trên Arbitrum, môi trường Ethereum Layer 2 hiện tại vẫn yêu cầu đọc dữ liệu từ Layer 1 và cập nhật trạng thái (state) của Ethereum trên Beacon Chain. Là sổ cái trung tâm của Ethereum 2.0, Beacon Chain quản lý bản ghi dữ liệu và xác thực của tất cả các giao dịch. Cấu trúc này khiến khả năng mở rộng Layer 2 phụ thuộc vào hiệu suất Layer 1, tạo ra một nút thắt cổ chai.
Tình huống này tương tự như việc gửi tiền từ Seoul đến Busan, nơi mọi giao dịch phải được xử lý thông qua ngân hàng trung ương. Ngay cả khi số lượng ngân hàng địa phương (Layer 2) tăng lên, toàn bộ hệ thống vẫn bị hạn chế nếu ngân hàng trung ương (Layer 1) xử lý giao dịch chậm.
Để giải quyết những hạn chế này, Orbiter Finance đang phát triển một cơ sở hạ tầng cho phép giao tiếp trực tiếp giữa các rollup (direct rollup-to-rollup communication). Cơ sở hạ tầng Omnichain này xóa bỏ rào cản giữa các mạng lưới blockchain, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao tài sản và trao đổi dữ liệu liền mạch đồng thời giảm sự phụ thuộc vào Ethereum Layer 1. Bằng cách cho phép chia sẻ thanh khoản Layer 2 như một nguồn lực chung, Orbiter hướng đến mục tiêu tăng tính hiệu quả trên toàn bộ hệ sinh thái Ethereum.
Các thành phần chính của cơ sở hạ tầng này bao gồm:
Hệ thống ví Omnichain: Một hệ thống tài khoản hợp nhất giúp giảm thiểu việc truy cập dữ liệu Layer 1, tương tự như số tài khoản ngân hàng chung. Bất kể người dùng tương tác với ngân hàng địa phương (Layer 2) nào, họ đều có thể truy cập vào tài sản thông qua một tài khoản duy nhất, giúp giảm nhu cầu xác minh Layer 1.
Giao thức Relayer: Một giao thức truyền thông chéo giữa các shard (cross-shard communication), cho phép các rollup giao tiếp trực tiếp với nhau mà không cần đi qua Layer 1 — tương tự như một mạng lưới ngân hàng cho phép ngân hàng ở Busan và Daegu giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần chuyển qua ngân hàng trung ương ở Seoul.
Lớp tổng hợp thanh khoản: Hệ thống quản lý thanh khoản tập hợp tài sản trên các chuỗi. Tương tự như nhóm thanh khoản chung cho các ngân hàng khu vực, điều này đảm bảo rằng tài sản từ các mạng lưới khác nhau có thể được phân bổ linh hoạt khi cần thiết, cải thiện hiệu suất vốn.
Hợp đồng Thực thi song song (Parallel Execution): Smart contract Omnichain được triển khai tự động trên tất cả các rollup, tương tự như Vizing Dapps. Mô hình này loại bỏ nhu cầu phát triển riêng các sản phẩm tài chính cho từng ngân hàng, cho phép triển khai liền mạch trên tất cả các mạng lưới.
Bằng cách triển khai mô hình này, Ethereum Layer 1 có thể tập trung vào bảo mật, trong khi Layer 2 xử lý việc thực thi và giao dịch, loại bỏ các nút thắt cổ chai mà không ảnh hưởng đến tính phi tập trung. Sự thay đổi này phản ánh một hệ thống tài chính nơi các ngân hàng trung ương giám sát sự ổn định và chính sách, trong khi các ngân hàng khu vực quản lý các giao dịch hàng ngày một cách độc lập.
Thay vì loại bỏ Layer 1 (ngân hàng trung ương), cơ sở hạ tầng Omnichain của Orbiter Finance giảm bớt các nút thắt hiện có bằng cách cho phép chuyển tiền trực tiếp từ Layer 2 sang Layer 2. Kết quả là một mạng lưới tài chính hiệu quả hơn, nơi các ngân hàng địa phương (Layer 2) xử lý các giao dịch một cách tự chủ, trong khi ngân hàng trung ương (Layer 1) chỉ can thiệp khi cần thiết. Mô hình này thúc đẩy sự hợp tác giữa các rollup, chuyển ngành công nghiệp khỏi sự cạnh tranh của TVL và hướng tới một hệ sinh thái phi tập trung và có khả năng mở rộng hơn.
5. Tầm nhìn được xây dựng trên nền tảng vững chắc
Orbiter Finance đã xây dựng được một nền tảng vững chắc trong lĩnh vực cần nối đa chain. Bằng cách cung cấp việc tích hợp chain mới nhanh chóng, khác biệt, cơ sở hạ tầng ổn định về mặt kỹ thuật và giao dịch tiết kiệm chi phí, nền tảng này mang đến dịch vụ bridge đáng tin cậy cho người dùng thực, từ đó xây dựng được một cộng đồng người dùng tích cực.
Đồng thời, công ty đưa ra tầm nhìn hợp lý và có cơ sở vững chắc cho tương lai. Khi hệ sinh thái Layer 2 mở rộng, Orbiter Finance đã xác định được những thách thức chính về khả năng mở rộng và đang phát triển các giải pháp có hệ thống để giải quyết chúng.
Không giống như các đối thủ cạnh tranh tập trung vào các tầm nhìn chưa được hiện thực hóa, Orbiter Finance tận dụng dịch vụ đang hoạt động và cơ sở người dùng để mở rộng Vizing và cả phạm vi kinh doanh một cách có phương pháp. Cách tiếp cận chiến lược này không chỉ đảm bảo thị phần ổn định trong lĩnh vực bridge đang phát triển mà còn tạo ra các cơ hội doanh thu bổ sung ở các thị trường mới.
Khi các hệ sinh thái Layer 2 trưởng thành và dịch vụ DeFi phát triển mạnh, vai trò của các dịch vụ bridge và cơ sở hạ tầng omnichain sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ví dụ, người dùng sẽ ngày càng có nhu cầu kết hợp dịch vụ cho vay lợi suất cao trên Arbitrum với khả năng xử lý nhanh của Optimism, hoặc sử dụng tài sản đã stake trên Base để giao dịch phái sinh trên Scroll. Tương tự như cách tài chính truyền thống phát triển thông qua các sản phẩm và chiến lược tài chính phức tạp, việc chuyển tài sản qua nhiều chuỗi và triển khai chiến lược DeFi đa lớp sẽ trở nên phổ biến. Khi xu hướng này gia tăng, các nền tảng bridge và cơ sở hạ tầng omnichain như Orbiter Finance sẽ trở thành mảnh ghép không thể thiếu trong hệ sinh thái blockchain.
Tuy nhiên, cần liên tục theo dõi để đánh giá mức độ ổn định của các dịch vụ thuộc hệ sinh thái Vizing. Dù Likwid đã được ra mắt, sản phẩm này vẫn còn ở giai đoạn đầu và cần thêm sự chấp nhận từ thị trường để thể hiện hết tiềm năng. Bên cạnh đó, luôn tồn tại khoảng cách giữa tầm nhìn và hiện thực hóa, vì vậy việc theo sát tiến độ triển khai lộ trình là điều cần thiết.
🐯 More from Tiger Research
Read more reports related to this research.
The Great Era of RaaS: Caldera Opens a New Age of Exploration
Lumoz: Decentralized Compute Infrastructure for the Era of AI, ZK & RaaS
Tuyên Bố Miễn Trách Nhiệm
Báo cáo này được tài trợ một phần bởi Orbiter Finance. Nó được thực hiện một cách độc lập bởi các researcher của chúng tôi, sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy. Các phát hiện, khuyến nghị và ý kiến trong báo cáo dựa trên thông tin có sẵn tại thời điểm công bố và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi từ chối trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ việc sử dụng báo cáo này hoặc nội dung của nó và không đảm bảo về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin. Nội dung báo cáo có thể khác với quan điểm của các bên khác.
Báo cáo này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không phải là tư vấn pháp lý, kinh doanh, đầu tư hoặc thuế. Mọi tham chiếu đến chứng khoán hoặc tài sản kỹ thuật số chỉ mang tính minh họa, không phải lời khuyên đầu tư hay lời mời chào. Tài liệu này không dành cho nhà đầu tư.
Điều Khoản Sử Dụng
Tiger Research cho phép sử dụng hợp lý các báo cáo của mình. "Sử dụng hợp lý" là nguyên tắc cho phép sử dụng một phần nội dung vì lợi ích công cộng, miễn là không gây tổn hại đến giá trị thương mại của tài liệu. Nếu việc sử dụng phù hợp với mục đích của sử dụng hợp lý, các báo cáo có thể được sử dụng mà không cần xin phép trước. Tuy nhiên, khi trích dẫn báo cáo của Tiger Research, cần tuân thủ các yêu cầu sau 1) Rõ ràng ghi nguồn là "Tiger Research" 2) Đính kèm logo của Tiger Research (đen/trắng). Nếu tài liệu được chỉnh sửa và xuất bản lại, cần có thỏa thuận riêng. Việc sử dụng trái phép các báo cáo có thể dẫn đến hành động pháp lý.